Đó là quan điểm của TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, xoay quanh vấn đề áp dụng hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các NHTM những năm tới.
Theo ông Nghĩa, việc đổ vốn mạnh vào lĩnh vực bất động sản trước đây đang đẩy các NHTM nhỏ rơi vào vòng xoáy khó khăn.
Cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11 năm nay NHNN sẽ công bố hạn mức tín dụng của năm 2012. Theo đó, hạn mức tín dụng sẽ không cào bằng mà chia theo nhóm NH và sẽ có tiêu chí để xếp loại? Ông đánh giá ra sao về việc này?
Theo ông Nghĩa, việc đổ vốn mạnh vào ,,,,,, |
Và tỷ lệ này trong năm 2012 vẫn với mức 20% là hợp lý. Tuy nhiên, không nên cào bằng với tất cả NHTM. NHNN nên dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau để đưa ra hạn mức tín dụng cụ thể cho từng NHTM. Theo đó đối với từng NHTM phải căn cứ vào tỷ lệ an toàn vốn tổi thiểu (CAR) hoặc có thể phân theo nhóm trên cơ sở các nhóm này có tỷ lệ CAR tương đương nhau.
Thí dụ, có thể phân 3 nhóm NHTM có CAR từ 15% trở lên, nhóm NHTM có CAR 13-15%, nhóm NHTM có CAR dưới 12%... Phân nhóm theo tiêu chí CAR là phù hợp với thông lệ quốc tế và tính toán sao cho tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM không ảnh hưởng đến tỷ lệ CAR.
Ngoài ra, một tiêu chí khác NHNN nên đưa vào là tỷ lệ nợ xấu ở các NHTM. Thực tế năm nay tỷ lệ nợ xấu ở các NHTM khá cao và là nỗi lo lớn cho cả hệ thống. Việc phân nhóm “sức khỏe” NHTM dựa trên tỷ lệ nợ xấu sẽ buộc các NHTM phải cơ cấu lại hoạt động tín dụng theo hướng an toàn, phù hợp với xu hướng thị trường thay vì chạy đua tiếp tục tăng trưởng tín dụng, gây rủi ro cho bản thân và cả hệ thống NHTM.
- Theo ông những năm tới NHNN có cần thiết phải thiết lập một hạn mức tăng trưởng tín dụng riêng cho lĩnh vực phi sản xuất như năm nay?
- Không cần thiết phải đưa ra một hạn mức tăng trưởng tín dụng riêng cho lĩnh vực phi sản xuất. Bởi thực tế chúng ta chưa có một tiêu chí cụ thể để xác định thế nào là phi sản xuất và thế nào là sản xuất. Nếu nhập nhằng điều này sẽ gây khó cho cả NHTM và khách hàng trong thẩm định cho vay.
Trong năm tới NHNN chỉ nên khống chế tín dụng ở lĩnh vực bất động sản. Theo đó, khoanh vùng khoảng 5-7 NHTM đang gặp khó khăn về thanh khoản để khống chế không cho các NHTM này cho vay bất động sản. Các NHTM khác có thể cho vay bình thường nhưng tính trên toàn hệ thống không vượt quá 10%.
Nếu NHNN cào bằng tỷ lệ cho vay bất động sản cả với tất cả NHTM nhỏ và lớn, sẽ xảy ra tình trạng NH này ủy thác đầu tư bất động sản sang NH khác, bởi những NHTM lớn có room cho vay bất động sản lớn.
- Có thông tin cho biết có thể tới đây NHNN không quy định buộc các NHTM nâng vốn điều lệ mà khuyến khích sáp nhập?
- Chủ trương đó nếu có, theo tôi là tốt. Bởi lẽ, việc tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng là yêu sách quá đối với nhiều NHTM nhỏ hiện nay. Còn nếu theo lộ trình tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 5.000-10.000 tỷ đồng, các NHTM không thể có nguồn tiền nào để tăng, sẽ xảy ra tình trạng tăng vốn ảo và NHNN muốn kiểm soát không phải dễ.
Đặc biệt, việc buộc các NHTM tăng vốn điều lệ sẽ tạo ra áp lực phải tăng tổng tài sản và tín dụng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên cuộc đua lãi suất trong thời gian qua. Vì vậy, việc khuyến khích các NHTM nhỏ sáp nhập là tốt để các NHTM tự nâng cao sức khỏe và sức đề kháng, khả năng quản trị rủi ro tốt hơn.
Để làm được điều này NHNN cần tạo hành lang pháp lý thuận lợi để các NHTM nhỏ có thể sáp nhập trở thành những NHTM mạnh hơn.
- Đánh giá của ông về tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM hiện nay và việc kéo giảm lãi suất cho vay có giúp tín dụng tăng mạnh?
- Tôi biết hiện nay có nhiều doanh nghiệp chưa dám vay vốn do gặp nhiều khó khăn từ nhiều nguyên nhân. Việc giảm lãi suất cho vay 1-2%/năm thực ra vẫn chưa giảm hết áp lực khó khăn cho doanh nghiệp. Hơn nữa, các NHTM cũng chưa thể giảm cho vay đại trà vì vốn huy động lãi suất cao trước đó còn lớn, nên tháng 9 này việc giảm lãi suất cho vay chưa tác động nhiều đến tăng trưởng tín dụng của các NHTM.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM trong những tháng cuối năm sẽ có sự khác nhau từng tháng, tùy vào vụ mùa kinh doanh nhưng có thể sẽ không quá 17%. Đây là mức tăng trưởng tín dụng phù hợp trong năm nay.
(Nguồn: Sài Gòn Đầu tư)
,
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét