Cho rằng quy định giao dịch bất động sản qua sàn đã không còn phù hợp với thị trường và hiện đã bộc lộ nhiều hạn chế, các doanh nghiệp kiến nghị nên sửa đổi quy định này cho hợp lý.
chung cư bình dân |
Mới đi vào hoạt động từ đầu năm 2009, nhưng sàn giao dịch BĐS đã bộc lộ nhiều bất hợp lý. Tuy nhiên, vấn đề “gỡ” cho sàn giao dịch BĐS không phải dễ, vì để ban hành một chính sách tháo gỡ, lại đụng ngay hàng loạt chính sách quản lý.
Thống kê của Cục quản lý nhà và thị trường BĐS – Bộ Xây dựng cho thấy, tính đến tháng 3/2013, cả nước đã có 1.012 sàn giao dịch BĐS được thành lập (trong đó Hà Nội có 469 sàn, TP HCM có 397 sàn).
Theo các doanh nghiệp đầu tư bất động sản, Việt Nam là nước duy nhất có quy định giao dịch bất động sản phải bắt buộc qua sàn. Ở các nước vẫn có sàn giao dịch bất động sản, nhưng các sàn này lập ra để kinh doanh thông thường, chứ không phải để hạn chế tình trạng bán khống như ở Việt Nam.
Đại đa số ý kiến của các doanh nghiệp BĐS cho biết, khi thị trường BĐS vào thời điểm sốt nóng nhất, khách hàng tranh mua tranh bán, để kiểm soát và công khai minh bạch về thông tin về sản phẩm BĐS việc giao dịch qua sàn sẽ làm tăng tính minh bạch. Tuy nhiên, từ năm 2008 đến nay, thị trường BĐS trầm lắng, giao dịch qua sàn đìu hiu nên một số quan điểm, quy định trở nên lạc hậu. Vì vậy, các doanh nghiệp kiến nghị cần sớm sửa đổi để phù hợp với tình hình mới.
Theo Vigalacera, hiện nay những yêu cầu về thủ tục giao dịch qua sàn như phải niêm yết 7 ngày, phải đăng báo, rồi bốc thăm, đấu giá nếu có nhiều người cùng mua một căn hộ. Điều này gây nhiều thủ tục rườm rà, chưa kể việc tổ chức một phiên bốc thăm đấu giá sẽ làm tăng chi phí cho sàn. Vì vậy Viglacera đề nghị Bộ Xây dựng nên để tuân theo cơ chế thị trường: Ai đến trước, mua trước, đặt cọc và ký hợp đồng ngay.
Đồng quan điểm trên, Tập đoàn BĐS thế kỷ - CEN Group cũng cho biết thêm, theo quy định của Luật kinh doanh BĐS tổ chức, cá nhân môi giới BĐS không đồng thời vừa là môi giới vừa là một bên thực hiện hợp đồng trong giao dịch BĐS. Tuy nhiên, sau này thông tư 13 của Bộ Xây dựng lại cho phép các chủ đầu tư có thể thành lập các sàn giao dịchBĐS để bán sản phẩm của mình. Điều này làm giảm đi mục đích của việc giao dịch BĐS phải thông qua sàn giao dịch để đảm bảo khách quan minh bạch.
Còn về phóa Sở xây dựng TP Hà Nội, Sở cũng đưa ra kiến nghị, Luật kinh doanh Bất Động Sản cho phép các tổ chức , cá nhân kinh doanh bất động sản được thành lập sàn giao dịch bất động sản của các tổ chức cá nhân khác để phục vụ cho hoạt động kinh doanh BĐS.
Tuy nhiên, luật lại cho phép các doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về hoạt động của sàn và chỉ cần thông báo với cơ quan thẩm quyền tại địa phương trước khi hoạt động. Điều này dẫn đến tình trạng các sàn giao dịch được thành lập quá theo độ “nóng” của thị trường và đã tự ngừng hoạt động khi thị trường trầm lắng. Gây khó khăn cho công tác quản lý của nhà nước.
Thêm vào đó, quy đinh về quản lý các sàn giao dịch theo hướng hậu kiểm dẫn đến cơ quan chức năng rất khó kiểm soát tình hình giao dịch và người mua nhà dễ gặp rủi ro khi các sàn giao dịch lợi dụng kẻ hở của pháp luật để huy động vốn, mua bán chuyển nhượng bất động sản không đúng quy định.
Sở Xây dựng Hà Nội cũng cho biết, quy định doanh nghiệp
BĐS khi bán, cho thuê BĐS bắt buộc phải giao dịch qua sàn, tổ chức cá nhân kinh
doanh không kinh doanh thì không bắt buộc qua sàn. Điều này, dẫn đến việc báo
cáo chung về tình hình giao dịch BĐS thông qua các sàn còn bất cập, thiếu chính
xác. Quy định này cũng làm tăng thêm thủ tục, chi phí chio chủ đầu tư và chỉ
phù hợp khi thị trường “sốt nóng”.
Ghi nhận ý kiến của các doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, Bộ Xây dựng không “ngại” đề xuất bỏ quy định giao dịch bất động sản qua sàn, tuy nhiên, đề xuất này phải đúng thời điểm và phù hợp với thực tế. Ông Nam cho biết thêm, nhiều vấn đề như việc huy động vốn liên quan đến quy định này cũng mặc nhiên được tháo gỡ khi quy định giao dịch bất động sản qua sàn được bãi bỏ. Vì vậy, các nhà đầu tư không cần băn khoăn nhiều.
Lan Anh
Theo Trí Thức Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét